|
Cuộc đời Albert Einstein và những câu nói bất hủ |
Một số điểm dặc biệt về cuộc đời Albert Einstein
- Khi sinh là một đứa trẻ đầu to, chậm nói và mắc chứng tự kỷ.
- Từng là một học sinh yếu kém.
- Khi sinh viên cuộc sống rất vất vả.
- Nhận giải Nobel Vật lý 1921.
Albert Einstein ông là một thiên tài. Mặc dù được bao quanh bởi danh
tiếng, bạn bè và gia đình, ông vẫn sống một cuộc sống mà thường xuyên
tách biệt với mọi thứ xung quanh, một điều tốt để khám phá những ý tưởng
mới. Hy vọng bài viết Cuộc đời Albert Einstein và những câu nói bất hủ
sẽ giúp ích cho bạn trong học tập cũng như trong cuộc sống.
I. Tiểu sử và cuộc đời Albert Einstein.
Albert Einstein (14 tháng 3năm 1879 – 18
tháng 4 năm 1955) là nhà vật lý lý thuyết người Đức, người đã phát triển
thuyết tương đối tổng quát, một trong hai trụ cột của vật lý hiện đại.
Thuở bé mẹ cậu rất lo sợ cậu bị … thiểu năng trí não bởi vì đến 4-5 tuổi
cậu vẫn chưa biết nói. Ông bố đã mời nhiều bác sỹ đến khám, họ kết luận
là cậu bé hoàn toàn khoẻ mạnh và phát triển bình thường.
- Năm 1896, Albert Einstein 17 tuổi, cậu
đã thi đỗ vào trường Đại học liên bang Zurich (Thụy Sỹ), đó là một
trường đại học nổi tiếng ở Trung Âu.
- Năm 1900, Albert Einstein tốt nghiệp đại
học. Đây là thời kỳ long đong nhất của ông bởi ông lâm vào cảnh thất
nghiệp. Ông từng khao khát được giữ lại trường làm trợ giáo nhưng muốn
thế cần phải có các giáo sư giới thiệu mà chẳng vị giáo sư nào chịu giới
thiệu một sinh viên người Do Thái không chịu thuần phục và hay có những
suy nghĩ lạ hoắc này, hơn nữa thành tích tốt nghiệp của Einstein cũng
không thuộc loại xuất sắc. Vì kế sinh nhai, Einstein phải bôn ba khắp
nơi tìm kiếm việc làm.
- Năm 1901, Albert Einstein công bố bài
báo “Các kết luận về hiện tượng mao dẫn” trên tạp chí nổi tiếng thời đó
Annalen der Physik.
- Năm 1902, Albert Einstein đã xin được
một công việc ổn định là làm giám định kỹ thuật ở Cục bản quyền Becnơ
(Thụy Sỹ) với mức lương 3500 frăng Thụy Sỹ một năm. Không phải lo lắng
về cái ăn cái mặc nữa, từ đây ông có thể yên tâm nghiên cứu những vấn đề
vật lý mà ông yêu thích.
- Năm 1903, Albert Einstein kết hôn với
Mivela là bạn học cũ, năm sau họ sinh một con trai, đứa con trai đầu
tiên của hai người, Hans Albert Einstein, Con trai thứ hai của họ,
Eduard Einstein sinh tại Zurich vào tháng 6 năm 1910. Ông ly dị ngày 14
tháng 2 năm 1919, sau khi sống ly thân trong 5 năm.
|
Cuộc đời Albert Einstein |
- Năm 1905, Einstein hoàn thành luận án tiến sĩ của mình dưới sự hướng dẫn của giáo sư vật lý thực nghiệm Alfred Kleiner. Einstein được trao bằng tiến sĩ tại Đại học Zurich. Luận án của ông có tiêu đề “Một cách mới xác định kích thước phân tử”. Trong cùng năm, mà ngày nay các nhà khoa học gọi là Năm kỳ diệu của Einstein, ông công bố bốn bài báo đột phá, về hiệu ứng quang điện, về chuyển động Brown, thuyết tương đối hẹp, và sự tương đương khối lượng và năng lượng (E=mc2), khiến ông được chú ý tới trong giới hàn lâm trên toàn thế giới.
- Năm 1908, giới khoa học coi ông là nhà khoa học hàng đầu, và Đại học Bern mời ông về làm giảng viên của trường. Các năm sau, ông viết đơn thôi việc tại cục bằng sáng chế và cũng thôi vị trí giảng viên để đảm nhiệm chức danh Privatdozent về vật lý tại Đại học Zurich.
- Năm 1911, Ông trở thành giáo sư thực thụ tại Đại học Karl-Ferdinand (nay là Đại học Charles) ở Praha.
- Năm 1914, ông trở lại Đức sau khi được bổ nhiệm làm giám đốc của Viện Kaiser Wilhelm về vật lý (1914–1932) và giáo sư tại Đại học Humboldt, Berlin, với một điều khoản đặc biệt trong bản hợp đồng cho phép ông được tự do trước những nghĩa vụ giảng dạy. Ông trở thành thành viên của Viện hàn lâm khoa học Phổ.
- Năm 1916, Einstein được bổ nhiệm làm chủ tịch của Hội Vật lý Đức.
- Năm 1911, dựa trên những suy luận có từ năm 1907 về nhu cầu mở rộng thuyết tương đối đặc biệt, ông đã tìm ra hiện tượng dịch chuyển đỏ do hấp dẫn và tính toán độ lệch của tia sáng phát ra từ ngôi sao ở xa sẽ bị lệch bởi trường hấp dẫn của Mặt Trời. Tuy vậy giá trị tiên đoán chỉ bằng một nửa so với giá trị chính xác sau khi ông tìm ra được phương trình trung tâm cho thuyết tương đối tổng quát. Einstein nhanh chóng trở thành thần tượng được cả thế giới sùng bái, từ khắp nơi trên thế giới lời mời gửi đến ông.
- Năm 1933, để phản đối chế độ phát xít Đức, Einstein đã rời bỏ nước Đức đến định cư ở thành phố Prinxetôn nước Mỹ. ở Mỹ Einstein đã có nhiều bài diễn thuyết cho hòa bình của nhân lọai.
- Năm 1955, Albert Einstein bị chảy máu trong do vỡ động mạch chủ, mà trước đó đã được phẫu thuật bởi tiến sĩ Rudolph Nissen năm 1948. Ông đã viết nháp chuẩn bị cho bài phát biểu trên truyền hình kỷ niệm ngày độc lập thứ bảy của nhà nước Isarel khi trên đường đến bệnh viện, nhưng ông đã không kịp hoàn thành nó. Einstein đã từ chối phẫu thuật, ông nói: “Tôi muốn đi khi tôi muốn. Thật vô vị để duy trì cuộc sống giả tạo. Tôi đã hoàn thành chia sẻ của mình, đã đến lúc phải đi. Tôi sẽ làm nó thật thanh thản.” Ông mất trong bệnh viện Princeton vào sáng sớm hôm sau ở tuổi 76, nơi ông vẫn tiếp tục làm việc đến hơi thở cuối cùng. Thi thể Einstein được hỏa táng và tro được rải khắp nơi quanh vùng của Viện nghiên cứu cao cấp, Princeton, New Jersey.
- Năm 1921, Einstein nhận giải Nobel Vật lý. Do thuyết tương đối hẹp vẫn còn đang tranh cãi, nên hội đồng giải Nobel đã trao giải cho ông vì những giải thích về hiện tượng quang điện và các đóng góp cho vật lý. Ông nhận huy chương Copley từ Hội Hoàng gia năm 1925.
Thế giới mất đi một nhà khoa học kiệt xuất nhất, nhân lọai mất đi một người lương thiện nhất. Ông mất đi nhưng tên tuổi ông đã trở lên bất tử, đúng như lời ông nói: “Chúng ta chết đi nhưng sự nghiệp sáng tạo chung của chúng ta sẽ còn mãi mãi”. Hy vọng bài viết Cuộc đời Albert Einstein và những câu nói bất hủ sẽ giúp ích cho bạn trong học tập cũng như trong cuộc sống.
( Nguồn: tổng hợp từ wikipedia )
II. Điểm khác biệt về cuộc đời Albert Einstein.
- Khi sinh là một đứa trẻ đầu to, chậm nói và mắc chứng tự kỷ.
- Từng là một học sinh yếu kém.
- Khi sinh viên cuộc sống rất vất vả.
- Nhận giải Nobel Vật lý 1921.
III. Albert Einstein và những câu nói bất hủ.
“Một người hạnh phúc luôn hài lòng với hiện tại, thay vì lo lắng cho tương lai”
“Tôi đã thử hết 99 lần và đã thất bại, nhưng ở lần thứ 100, thành công đã đến với tôi.”
“Học từ ngày hôm qua, sống ngày hôm nay, hy vọng cho ngày mai. Điều quan trọng nhất là không ngừng đặt câu hỏi”
“Nếu tôi bắt đầu quan tâm đến việc chải chuốt, tôi sẽ không còn là chính mình nữa”
“Trí tưởng tượng còn quan trọng hơn cả kiến thức. Kiến thức thì hạn chế. Trí tưởng tượng lại bao quanh cả thế giới”
“Điều quan trọng chính là đừng bao giờ ngừng đặt câu hỏi. Sự tò mò có lý do tồn tại riêng của nó”
“Cách duy nhất để thoát khỏi sự lung lạc của những lời tán dương chính là tiếp tục đi làm việc”
“Giáo dục là thứ gì còn lại sau khi anh đã quên những gì anh học ở trường”
“Logic sẽ đưa anh từ điểm A đến điểm B. Trí tưởng tượng sẽ đưa anh đến mọi nơi”
“Điên rồ là làm cùng một việc hết lần này đến lần khác và mong đợi những kết quả khác biệt”
“Sự đơn điệu và cô độc của một cuộc sống yên lặng kích thích trí sáng tạo”
“Sự sáng tạo không phải là sản phẩm của suy luận lô-gic, dù rằng sản phẩm cuối cùng gắn liền với một cấu trúc lô-gic”
“Đừng lo lắng về khó khăn của bạn trong toán học, tôi đảm bảo với bạn rằng những khó khăn toán học của tôi còn gấp bội”
“Lực hấp dẫn không thể chịu trách nhiệm cho việc con người ta yêu nhau. Khi bạn ngồi cạnh một cô gái đáng yêu, hai giờ dường như hai phút. Khi bạn ngồi trên một cái lò nướng đỏ lửa, hai phút tưởng như hai giờ. Đó là sự tương đối”
“Đúng là cha mẹ tôi đã rất lo lắng bởi tôi biết nói khá trễ, đến mức họ phải đi tư vấn bác sĩ. Tôi không thể khẳng định lúc đó mình bao nhiêu tuổi – nhưng chắc chắn là không dưới ba tuổi”
“Nếu đặt A là một sự thành công trong cuộc sống, vậy thì A bằng X cộng với Y cộng với Z. Làm việc chính là X, vui chơi chính là Y, còn biết giữ mồm giữ miệng chính là Z”
“Sự quan tâm của tôi đối với đời sống xung quanh đối chọi kỳ lạ với việc tôi không có nhu cầu giao tiếp nhiều với con người và cộng đồng. Tôi thực sự là một kẻ du hành đơn độc, chưa bao giờ thuộc về bất cứ một quốc gia, một ngôi nhà, bạn bè hay thậm chí gia đình nào với tất cả trọn vẹn trái tim mình; đứng trước tất cả những ràng buộc ấy, tôi luôn cảm thấy sự xa cách và cần được ở một mình…”
“Điều đã luôn thắp sáng con đường tôi đi và hết lần này đến lần khác truyền cho tôi sự can đảm để đối diện với cuộc sống một cách vui tươi, đó chính là Sự tử tế, Cái đẹp, và Sự thật. Nếu không có sự đồng điệu của những tâm hồn, nếu không có sự khách quan trong thế giới, sự vĩnh cửu của nghệ thuật và sự tìm tòi không ngừng nghỉ của khoa học, cuộc sống là trống rỗng đối với tôi. Những thứ sáo mòn mà con người cố gắng đạt tới – của cải vật chất, thành công thăng tiến, xa hoa đẳng cấp – tất cả đều là tầm thường… Đừng cố gắng để là con người thành công, hãy cố gắng để là con người có giá trị”
“Lý tưởng thắp sáng con đường của tôi, và nhiều lần cho tôi dũng khí mới để có thể đối diện cuộc sống một cách vui tươi, đó chính là Chân, Thiện, Mỹ. Nếu không có cảm giác thân hữu với những người cùng tư duy, không có sự hiện hữu với thế giới khách quan, sự bất tận vĩnh hằng trong lĩnh vực nghệ thuật và khoa học, thế giới sẽ dường như trống rỗng đối với tôi. Những mục tiêu nhàm chán của loài người – của cải, thành công bề ngoài, sự xa hoa – tôi luôn xem là đáng khinh thường”