|
Cuộc đời Howard Schultz và những câu nói bất hủ |
Một số điểm đặc biệt về cuộc đời Howard Schultz
- Sinh ra trong gia đình nghèo khó.
- Để có tiền trang trải học phí ông đã từng phải đi bán máu.
- Đam mê bóng đá từ nhỏ.
- Trở thành doanh nhân thế giới.
Starbucks là một thương hiệu cà phê toàn
cầu gây đã ảnh hưởng khó quên cho người sử dụng thức uống đặc biệt này.
Chỉ một quán cà phê bình dân rồi dần dần mở rộng quy mô thành chuỗi cửa
hàng Starbucks lớn nhất thế giới với hơn 7.500 quán trên toàn cầu và có
mặt trên hơn 30 quốc gia. Những gì Howard Schultz đã làm cho Starbucks
thực sự rất đáng nể. Hy vọng bài viết cuộc đời Howard Schultz và những
câu nói bất hủ sẽ giúp ích cho bạn trong học tập cũng như trong cuộc
sống.
I. Tiểu sử và cuộc đời Howard Schultz.
Howard Schultz sinh ngày
19/07/1953 trong một gia đình nghèo ở khu ổ chuột tại thị trấn Brooklyn,
New York, Howard Schultz không có điều kiện để học hành bởi gia đình
ông quá nghèo. Để có tiền trang trải học phí ông đã từng phải đi bán
máu.
Tuổi thơ của ông là những tháng
ngày không êm đềm như bao đứa trẻ khác khi thường xuyên phải chứng kiến
cảnh bố mẹ tranh cãi nhau về việc đi vay tiền hay phải trả lời những
cuộc điện thoại của chủ nợ. Bất hạnh dường như vẫn bám riết lấy gia đình
Howard Schultz khốn khổ khi căn bệnh ung thư hiểm nghèo đã cướp đi
người bố mà ông kính trọng.
Mất mát quá lớn đó dường như đã
làm thay đổi cách suy nghĩ của Howard Schultz, ông chưa bao giờ nghĩ
rằng mình sẽ làm chủ một công ty nhưng từ sâu thẳm trái tim mình ông
luôn khát khao rằng nếu mình đứng ở một vị trí có thể tạo ra được sự
khác biệt nào đó thì ông sẽ không bao giờ bỏ mặc những người đứng ở phía
sau.
- Năm 1975, Schultz đã nhận được bằng cử nhân ngành Truyền thông. Ông
là người đầu tiên trong gia đình của mình được đi học đại học.
- Năm 1979, ông trở thành một tổng giám đốc cho nhà sản xuất cà phê nhỏ giọt Thụy Điển , Hammarplast.
- Năm 1981, Schultz đến thăm một khách hàng của Hammarplast, một cửa
hàng cà phê non trẻ được gọi là Starbucks Coffee Company ở Seattle, tò
mò vì sao nó đặt hàng rất nhiều bộ lọc hình nón bằng nhựa. Ông rất ấn
tượng với kiến thức về cà phê của công ty và giữ liên lạc trong năm
tới, thể hiện sự quan tâm đến việc làm việc với họ.
- Năm 1982, Schultz vào làm việc cho Starbucks với vị trí Giám đốc
Marketing, ông chủ có cảm tình với chàng thanh niên nhanh nhẹn này và
ngay lập tức bổ nhiệm anh làm Trưởng phòng tiếp thị và bán lẻ. Vận mệnh
đã đưa anh tới công ty này và kể từ đây cuộc đời của Schultz sang một
bước ngoặt mới, đồng thời sự nghiệp của Starbucks cũng từ đó được lột
xác. Kể từ khi Schultz tới làm việc, cửa hàng cà phê nhỏ bé dần dần phát
triển thành công ty kinh doanh cà phê hạt cũng như mở thêm nhiều quán
bán lẻ cà phê cho khách hàng tới thưởng thức. Cuối năm 1982, khi Schultz
28 tuổi, anh đã được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị.
- Năm 1985, Schultz quyết định rời Starbucks. Anh cần 400.000 đô la để
mở cửa hàng đầu tiên và bắt đầu kinh doanh. Anh ta đơn giản không có
tiền và vợ anh ta đang mang thai đứa con đầu lòng của họ. Jerry Baldwin
và đồng sáng lập của Starbucks, Gordon Bowker đã đề nghị giúp đỡ.
Schultz cũng nhận được 100.000 đô la từ một bác sĩ bị ấn tượng bởi năng
lượng của Schultz để “đánh bạc”
- Năm 1986, Schultz đã huy động hết số tiền anh cần để mở cửa hàng đầu
tiên, “Il Giornale”, được đặt tên theo tờ báo Milan cùng tên. Cửa hàng
cung cấp kem ngoài cà phê, có chỗ ngồi nhỏ, và chơi nhạc opera trong nền
để miêu tả một trải nghiệm của Ý. Hai năm sau, ban quản lý Starbucks
ban đầu quyết định tập trung vào Peet’s Coffee & Tea và bán đơn vị
bán lẻ Starbucks cho Schultz và Il Giornale với giá 3,8 triệu USD.
|
Starbucks
coffee
|
- Năm 1990, Starbucks bắt đầu vươn xa ra khỏi nước Mỹ và Canada ra
toàn cầu. Dưới sự chỉ đạo tài ba của ông chủ Schultz, kể từ đó Starbucks
bắt đầu nổi tiếng khắp nước Mỹ và Canada, đồng thời trở thành một Tập
đoàn hùng mạnh.
- Năm 1992, Starbucks lên sàn giao dịch tại Thị trường chứng khoán New York.
- Năm 1999, Starbucks chiếm lĩnh được thị trường Trung Quốc và đã làm
thay đổi sở thích của người dân xứ sở “trà Tàu”: từ uống trà sang uống
cà phê của Starbucks. Hiện nay Trung Quốc trở thành thị trường tiêu thụ
lớn nhất của Starbucks ở hải ngoại.
- Năm 2008, Schultz trở lại làm CEO của Starbucks sau 8 năm gián đoạn.
Mặc dù công ty đang phát triển, sự tăng trưởng đó phần lớn phụ thuộc
vào việc mở các cửa hàng mới, trong khi doanh số bán hàng tại cùng một
cửa hàng giảm. Ông sa thải nhiều giám đốc điều hành, đóng cửa hàng trăm
cửa hàng yếu.
- Năm 2011, Howard Schultz được Tạp chí “Fortune” vinh danh là CEO số 1
toàn cầu vì trong tình hình kinh tế khó khăn mà Starbucks của Howard
Schultz vẫn phát triển ngoạn mục, như năm 2009 và 2010, Starbucks đã mở
thêm 900 quán cà phê ở nước ngoài.
- Năm 2016, Schultz một lần nữa từ chức Giám đốc điều hành.
- Năm 2017, Schultz bước xuống khỏi vị trí lãnh đạo của Starbucks.
Thay vì điều hành công ty, ông sẽ trở thành chủ tịch điều hành và tập
trung vào việc đổi mới, các dịch vụ cao cấp và quan trọng nhất là chức
năng tác động đến xã hội. Một phần nhiệm vụ của ông chính là làm sống
lại giấc mơ Mỹ.
Để trở thành nhà tỷ phú của tập đoàn cafe
lớn nhất thế giới, Schultz đã phải trải qua một quá trình lao động
không ngừng nghỉ. Ông đã biến cafe thành niềm đam mê thay vì thức uống
đơn giản. Chính vì thế, vị đắng, vị ngọt mát, vị thơm của cà phê
Starbucks đã trở thành 1 thương hiệu hàng đầu thế giới.
( Nguồn: tổng hợp từ wikipedia )
II. Điểm khác biệt về cuộc đời Howard Schultz.
- Sinh ra trong gia đình nghèo khó.
- Để có tiền trang trải học phí ông đã từng phải đi bán máu.
- Đam mê bóng đá từ nhỏ.
- Trở thành doanh nhân thế giới.
III.Howard Schultz và những câu nói bất hủ.
“Đừng sợ hãi những người thông minh hơn bạn”
“Mọi công ty đều có thể phát triển lớn
mạnh mà không cần phải đánh mất sự đam mê và cá tính vốn có, miễn sao nó
không bị lèo lái bởi những đắn đo về lợi nhuận, mà thay vào đó là những
giá trị thực. Chìa khóa thành công nằm ở trái tim. Tôi dốc hết trái tim
mình vào từng tách cà phê và các đối tác của tôi ở Starbucks cũng vậy.
Khi khách hàng cảm nhận được điều đó, họ luôn đáp lại bằng tấm lòng trân
trọng”
“Khách hàng của chúng ta có thể phải trải
qua sự lo lắng tột độ với hàng loạt những quan ngại. Các bạn hãy ghi
nhớ điều mà các bạn vẫn luôn tuân theo: Thành công của chúng ta không
phải một thành quả có sẵn mà là thứ mà chúng ta phải phấn đầu từng ngày
để đạt được. Hãy nhạy cảm với những áp lực của khách hàng và làm tốt hơn
những gì họ mong đợi”
“Trong bối cảnh mà xã hội thay đổi không
ngừng thì những thương hiệu tồn tại lâu dài là những thương hiệu được
tạo dựng từ trái tim – điều đó khiến chúng bền vững và chân thật hơn.
Những công ty này cũng mạnh hơn vì họ xây dựng thương hiệu dựa trên
chính tâm hồn của con người, không phải từ những quảng cáo. Những công
ty đúng nghĩa sẽ là những công ty tồn tại lâu dài”